Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://thuvien.ued.udn.vn/handle/TVDHSPDN_123456789/56474
Nhan đề: | Lỗi liên kết trong bài văn của học sinh lớp 10 (Khảo sát tại trường THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng) |
Tác giả: | Nguyễn, Ngọc Chinh, PGS.TS. Hồ, Thị Hồng Thủy |
Từ khoá: | Lỗi liên kết Giáo dục trung học |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng |
Tóm tắt: | - Những lỗi liên kết thường gặp trong bài văn của học sinh lớp 10 (Khảo sát tại trường THPT Phan Châu Trinh). - Gồm những lỗi liên kết: + Lỗi liên kết nội dung trong bài văn. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề). Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic). + Lỗi liên kết hình thức trong bài văn: có một số phương thức liên kết trong văn bản: . Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,… .Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc). Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…). - Đề xuất biện pháp giúp cho học sinh khắc phục được những lỗi liên kết về hình thức và nội dung trong bài văn của mình, từ đó hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết để có thể viết một bài văn đúng, cao hơn là viết một bài văn hay. |
Mô tả: | Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành: Ngôn ngữ học - Mã số: 8.22.90.20 (tháng 11.2019) |
Bộ sưu tập: | Luận văn Ngôn ngữ học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Đăng nhập để xem toàn văn
Nếu sau khi đăng nhập mà hệ thống chưa hiển thị, vui lòng nhấn F5 để cập nhật.
Nếu sau khi đăng nhập mà hệ thống chưa hiển thị, vui lòng nhấn F5 để cập nhật.
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.